Bước sang kỷ nguyên chuyển đổi số cùng chiến lược Multi-Cloud
Multi-Cloud: Xu hướng mới cho doanh nghiệp chuyển đổi số
Chiến lược Multi-Cloud (Đa đám mây) là việc kết hợp sử dụng dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại giải pháp công việc, thường là dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS) hoặc nền tảng dịch vụ (PaaS).
Phương pháp tiếp cận Multi-Cloud thường bao gồm sự kết hợp của các nhà cung cấp đám mây công cộng lớn, cụ thể là AWS (Amazon Web Service), Microsoft Azure (Azure), Google Cloud Platform (GCP) và IBM, …Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Microsoft Azure để xử lý dữ liệu phân tích kinh doanh, AWS để khắc phục thảm họa, …
Chiến lược Đa đám mây đem lại lợi thế rõ ràng cho các tổ chức doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ đám mây trên nhiều địa điểm địa lý khác nhau vì không dễ dàng để tìm một nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cho Đám mây công cộng (Public Cloud) duy nhất để đáp ứng nhu cầu của họ.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây công cộng đều áp dụng chiến lược Đa đám mây. Theo một khảo sát của Gartner, 81% doanh nghiệp đang sử dụng nhiều Đám mây công cộng (Public Cloud) với một hoặc nhiều Đám mây riêng tư (Private Cloud) để hỗ trợ khối lượng công việc của ứng dụng trong khi vẫn duy trì quyền riêng tư và giảm chi phí cho CNTT.
Có 2 yếu tố để cân nhắc việc có nên sử dụng chiến lược Multi-Cloud hay không:
- Nguồn cung cấp (Sourcing): Nhu cầu tăng cường tính linh hoạt, giảm thiểu sự ràng buộc bởi 1 nhà cung cấp về tính sẵn sàng, hiệu suất, quyền sở hữu dữ liệu, …
- Quản trị (Governance): Để kiểm soát vận hành, các doanh nghiệp muốn thống nhất quản lý và giám sát hệ thống thông tin. Họ muốn tiêu chuẩn hóa các chính sách, thủ tục và quy trình, đồng thời chia sẻ một số công cụ, như những công cụ cho phép quản lý chi phí và tối ưu hóa trên nhiều nhà cung cấp đám mây.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược Multi-Cloud?
Việc áp dụng chiến lược Đa đám mây đặt ra thách thức về mặt quản lý, làm tăng tính phức tạp và chi phí đầu tư cho mảng công nghệ thông tin cũng như đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn để vận hành. Tuy nhiên, nếu chiến lược này được giám sát tốt có thể:
- Đáp ứng nhu cầu kinh doanh: Giúp tổ chức lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp đám mây khác nhau để phù hợp với yêu cầu cụ thể của ứng dụng và cơ sở hạ tầng, giúp đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
- Nâng cao khả năng mở rộng: Doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô nhanh chóng khi nhu cầu tăng lên. Việc tích hợp nhiều nhà cung cấp đám mây giúp đảm bảo sự linh hoạt trong việc tăng cường khả năng mở rộng.
- Tính có sẵn của dịch vụ: Có một số dịch vụ chỉ có sẵn ở một số nhà cung cấp cụ thể. Chiến lược Multi-Cloud cho phép sử dụng các dịch vụ mới và xuất hiện trên thị trường từ nhiều nhà cung cấp đám mây khác nhau, giúp nắm bắt các cơ hội mới.
- Giảm độ trễ: Đối với các tổ chức phân tán, việc lựa chọn nhà cung cấp đám mây công cộng dựa trên từng vị trí cơ sở giúp giảm độ trễ. Kết nối nhanh và độ trễ thấp giữa các nhà cung cấp đám mây lớn tạo điều kiện thuận lợi cho mạng đám mây.
- Nhiệm vụ quản lý: Một số tổ chức cần tuân thủ quy định của chính phủ và luật chủ quyền dữ liệu yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong các khu vực địa lý cụ thể. Chiến lược Multi-Cloud cho phép tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu theo yêu cầu.
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng đám mây công cộng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc xây dựng và duy trì trung tâm dữ liệu của tổ chức. Điều này bao gồm tiết kiệm tiền, không gian vật lý và thời gian.
- Tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa và dễ dàng di chuyển dữ liệu và ứng dụng trong một số trường hợp.
Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Multi-Cloud cho doanh nghiệp?
Để sử dụng một chiến lược Multi-Cloud hiệu quả, có một số bước quan trọng mà các tổ chức nên tuân theo.
- Xác định rõ nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp khi sử dụng Multi-Cloud: Xác định rõ nhu cầu cụ thể của họ trong việc sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Việc này bao gồm việc xác định mục tiêu sử dụng đám mây, quản lý dữ liệu và ứng dụng, bảo mật, tuân thủ quy định, …
- Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp: Cần lựa chọn đúng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và những điểm mạnh của từng nhà cung cấp. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng để so sánh và đối chiếu nhu cầu của tổ chức với các ưu điểm và nhược điểm của các nhà cung cấp đám mây đang xem xét.
- Bảo vệ & quản lý dữ liệu doanh nghiệp: Doanh nghiệp thường tin tưởng rằng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ đảm bảo bảo vệ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, việc bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa và các cuộc tấn công mạng vẫn nằm trong trách nhiệm của doanh nghiệp.
- Duy trì tính linh hoạt và di động khi áp dụng chiến lược: Để sử dụng chiến lược Multi-Cloud hiệu quả, việc duy trì sự linh hoạt và khả năng di động rất quan trọng. Tính sẵn sàng và tính di động giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi trong kiến trúc và nhu cầu mà không gặp khó khăn lớn.
CMC TS là đối tác chiến lược của Amazon Web Services (AWS) và Microsoft tại thị trường Việt Nam, cung cấp dịch vụ triển khai giải pháp đám mây với kinh nghiệm gần 30 năm cho 10,000 tổ chức, doanh nghiệp toàn quốc ở đa lĩnh vực: Bảo hiểm, Y tế, Tài chính, Xây dựng,… Cùng đội ngũ +40 chuyên gia được chứng nhận bởi AWS và Microsoft, CMC TS cam kết sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.