Chuyển tới nội dung
Hạ tầng siêu hội tụ: Xu hướng hiện đại hóa hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô
Tin tức & Sự kiện

Hạ tầng siêu hội tụ: Xu hướng hiện đại hóa hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô

10-01-2021
Các doanh nghiệp phải hiện đại hóa hạ tầng Công nghệ thông tin trên mọi quy mô nhằm tối ưu hóa năng suất làm việc, tăng hiệu quả hợp tác và mang lại giá trị cho khách hàng.

Công nghệ thông tin được cho là công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi mặt cuộc sống. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp phải hiện đại hóa hạ tầng Công nghệ thông tin trên mọi quy mô nhằm tối ưu hóa năng suất làm việc, tăng hiệu quả hợp tác và mang lại giá trị cho khách hàng.

Bối cảnh thời đại công nghiệp hóa 4.0 và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại về những yếu tố ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển bền vững, nhất là trong vận hành hệ thống và các ứng dụng quản trị, ứng dụng phần mềm. Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) chính là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.  

Hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, tài nguyên mạng và các dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại, vận hành và quản lý môi trường CNTT của doanh nghiệp. Hạ tầng cho phép doanh nghiệp cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT cho nhân viên, đối tác và khách hàng của mình. Một hạ tầng CNTT được đầu tư hoàn chỉnh cần đảm bảo các yếu tố: dễ quản lý; dễ mở rộng; dễ dàng lắp đặt; đáp ứng tốt các nhu cầu công nghệ, hoạt động kinh doanh và thương mại; tính linh hoạt và sẵn sàng cao. 

Hạ tầng hội tụ và hạ tầng siêu hội tụ

Theo TechTarget: Hạ tầng hội tụ là "cách quản lý trung tâm dữ liệu nhằm giảm thiểu các vấn đề tương thích giữa các máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết bị mạng, đồng thời giảm chi phí cho cable, hệ thống nguồn, làm mát và không gian."

Nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hạ tầng hội tụ làm nền tảng CNTT. Thực tế, việc sử dụng hạ tầng hội tụ đem lại nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, nhất trong thời đại chuyển đổi số, khi những công nghệ liên tục được cập nhật quá nhanh. Trong khi đó, hạ tầng hội tụ có tính linh hoạt và khả năng co giãn thấp, bị giới hạn bởi nhà cung cấp thiết bị phần cứng, khiến cho quá trình vận hành nội bộ lẫn hợp tác với khách hàng chậm hơn.

Khắc phục những điểm hạn chế của hạ tầng hội tụ, hạ tầng siêu hội tụ (hyper-converged infrastructure – HCI) đã ra đời, chứng tỏ ưu thế và giá trị. Đặc điểm nổi trội của hạ tầng siêu hội tụ là kiến trúc lấy phần mềm (software) làm trung tâm, được tích hợp chặt chẽ vào trong các nút tính toán (compute node), hệ thống lưu trữ (storage), mạng lưới (networking), tài nguyên ảo hóa và các công nghệ khác. Tất cả mọi thứ đều được tích hợp ngay từ đầu khâu chế tạo thiết bị phần cứng và được hỗ trợ bởi một hãng sản xuất duy nhất.

Theo Tom’s IT Pro, điểm khác biệt quan trọng nhất của hai hạ tầng này là: Với hạ tầng hội tụ, mỗi thành phần trong khối là một thành phần rời rạc. Còn với hạ tầng siêu hội tụ là công nghệ lấy phần mềm làm trung tâm, tất cả chúng đều được tích hợp và không thể bị chia tách thành những thành phần riêng biệt. Những giải pháp hạ tầng siêu hội tụ chuyên nghiệp hiện giờ đều dựa trên kiến trúc mở rộng ngang hàng, phân tán mọi thứ và tích hợp trí tuệ nhân tạo, không đòi hỏi người dùng phải tự phát triển thêm các lớp công nghệ. Hạ tầng siêu hội tụ cũng là nền tảng ưa thích để xây dựng mô hình điện toán đám mây công cộng (public cloud), riêng biệt (private cloud) hay hỗn hợp (hybrid cloud) nhờ vào thời gian triển khai nhanh, giảm chi phí quản trị tài sản của trung tâm dữ liệu và dễ dàng mở rộng tài nguyên.

Hạ tầng siêu hội tụ Vxrail Dell Technologies cho mọi doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay, dòng sản phẩm Vxrail của Dell Technologies là giải pháp HCI duy nhất được phát triển, thử nghiệm và cấu hình đầy đủ với nền tảng VMware vSAN/vSphere hoặc VMware Cloud Foundation giúp thúc đẩy và làm đơn giản quá trình chuyển đổi hạ tầng CNTT thông qua tiêu chuẩn hóa và tự động hóa. Với Vxrail, người dùng không chỉ đơn thuần triển khai máy chủ mà là đang hiện đại hóa hạ tầng CNTT.

Giải pháp này đáp ứng yêu cầu đa dạng các ứng dụng, từ đơn giản như môi trường kiểm thử, cho đến cực kỳ quan trọng như SAP HANA, đồng thời Vxrail cũng đang hiện hữu khắp nơi trong doanh nghiệp từ chia nhánh, đến trung tâm dữ liệu, hay trong các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Thống kê thực hiện bởi IDC với các doanh nghiệp đang sử dụng Dell Technologies Vxrail đã cho thấy nhiều phản hồi tích cực như: thời gian mở rộng kinh doanh nhanh hơn 56%, đội ngũ quản trị hạ tầng CNTT hiệu quả hơn 60%, tỷ lệ hoàn vốn 489% trong năm năm, giảm chi phí vận hành 52% và giảm thời gian ngừng hoạt động đột xuất 90%. IDC cũng dự báo doanh thu cho HCI sẽ đạt 7,6 tỷ USD trên thế giới vào năm 2021.

Có thể nói, hạ tầng CNTT là nền tảng của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu, quy mô và hoạt động, mỗi doanh nghiệp sẽ có lựa chọn riêng. Có thể trong quá trình vận hành hiện tại cả 2 loại hạ tầng đều hoạt động hiệu quả; tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, khả năng co giãn, tính linh hoạt của hạ tầng siêu hội tụ sẽ phát huy thế mạnh để doanh nghiệp mở rộng và phát triển.

Đăng ký nhận tư vấn lắp đặt Hạ tầng siêu hội tụ với sản phẩm Dell EMC VxRail ngay hôm nay:

34 bầu chọn / Điểm: 0