Azure Virtual Desktop: Giải pháp ảo hoá máy trạm hỗ trợ toàn diện cho môi trường Hybrid Work
Giải pháp ảo hoá hạ tầng máy trạm - Virtual Desktop Infrastructure (VDI) cung cấp môi trường làm việc trên nền tảng ảo hoá, giúp người dùng không phụ thuộc vào thiết bị vật lý. Tất cả các máy tính của người dùng trong hệ thống VDI đều là máy ảo.
Trước nhu cầu làm việc từ xa và làm việc kết hợp ngày càng bùng nổ trong đại dịch Covid-19, các giải pháp VDI và remote desktop truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế về mặt quản lý, vận hành.
Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về công cụ hỗ trợ hybrid work hiệu quả, Microsoft đã giới thiệu giải pháp Azure Virtual Desktop (AVD), trước đây có tên là Windows Virtual Desktop. AVD bổ sung hiệu quả những hạn chế của hạ tầng VDI truyền thống. AVD là một dịch vụ ảo hoá máy trạm chạy trên nền tảng Azure, có thể hoạt động với thiết bị đa nền tảng như Windows, iOS, Android, Linux.
Ông Tô Hoàng Quân - Cloud Solution Architect, CMC TS nhấn mạnh: “Khi sử dụng AVD, doanh nghiệp gạt bỏ được các mối quan tâm về quản lý hạ tầng hay duy trì, bảo dưỡng hệ thống mà chỉ cần quan tâm đến việc khởi tạo và sử dụng dịch vụ.”
AVD sở hữu những ưu điểm nổi bật về bảo mật dữ liệu. Microsoft sở hữu các chứng chỉ bảo mật toàn cầu, đảm bảo tiêu chuẩn ngành (tài chính chứng khoán, ngân hàng, healthcare, chính phủ,…).
AVD là giải pháp hiệu quả với lực lượng lao động, khi DN có thể tuỳ chỉnh để phù hợp nhu cầu làm việc của từng nhóm người lao động trong một thời điểm nhất định, đảm bảo tối ưu chi phí doanh nghiệp. Ngoài ra, AVD giúp cho bộ phận IT có thể kiểm soát được toàn bộ dữ liệu cũng như các ứng dụng trên máy tính ảo tập trung và bảo mật.
AVD là giải pháp ảo hoá máy trạm tốt nhất đang được sử dụng trên nền tảng Azure. AVD có thể tích hợp dễ dàng với hệ sinh thái của Microsoft như M365 hay các ứng dụng của nhiều nhà cung cấp/đối tác của Microsoft trên nền tảng Azure. AVD giúp DN kết nối và di chuyển từ hạ tầng on-premises lên cloud dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ di chuyển các hệ điều hành cũ như Desktop Windows Server 2012, Remote Desktop Services 2012,… lên Azure nhằm đảm bảo sự sử dụng liền mạch của DN.
Để hỗ trợ người dùng triển khai AVD nhanh chóng và an toàn, Microsoft cung cấp bảo mật toàn diện, end to end cho máy tính ảo của DN: từ bảo vệ định danh (identity) qua MFA (xác thực đa yếu tố) hoặc các bộ chính sách truy cập có điều kiện (conditional access), cho đến bảo vệ thiết bị, hạ tầng mạng và bảo vệ dữ liệu.
Theo ông Dương Trung Hiếu, Cloud Security Architect, CMC TS: “Bảo mật cho nền tảng AVD không phải là công việc chỉ làm một lần, khi các nguy cơ tấn công an ninh mạng đang ngày càng thay đổi tinh vi hơn, DN cần tiếp tục theo dõi, áp dụng các chính sách bảo mật mới và phát triển thêm các tính năng bảo mật cho môi trường AVD. Nền tảng Azure hiện cũng đang tích hợp và cung cấp những giải pháp giám sát bảo mật mạnh mẽ không chỉ của Microsoft mà của các đối tác bảo mật khác nhằm đưa ra những cảnh báo kịp thời, ngăn chặn các mối đe doạ gây thất thoát dữ liệu ảnh hưởng đến DN.”