Chuyển tới nội dung
DCEO CMC TS Phạm Văn Trung: “CMC có chiến lược và giải pháp toàn diện đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp”
Tin tức & Sự kiện

DCEO CMC TS Phạm Văn Trung: “CMC có chiến lược và giải pháp toàn diện đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp”

08-09-2023
Ngày 7/9/2023 tại TP. Hồ Chí Minh, tại Phiên toàn thể sự kiện “Diễn đàn hợp tác Công nghiệp Việt Nam – Đài Loan”, ông Phạm Văn Trung - Phó Tổng Giám đốc CMC TS, Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC đã giới thiệu và đề xuất các giải pháp chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan trong hoạt động chuyển đổi số.
Ông Phạm Văn Trung - Phó Tổng Giám đốc CMC TS, Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại sự kiện “Diễn đàn hợp tác Công nghiệp Việt Nam – Đài Loan”.

Công nghệ và sáng tạo là yếu tố trung tâm dẫn dắt Chuyển đổi số Quốc gia

Theo ông Phạm Văn Trung, “Trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.”

Sau đại dịch, Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế, các hoạt động sản xuất - xuất khẩu, đó là thành quả bước đầu của việc áp dụng Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia” – ông Trung nhấn mạnh.

Trong 6 lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số do Chính phủ đề ra, công nghệ và sáng tạo là yếu tố trung tâm, dẫn dắt và phục vụ cho chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Trong đó yếu tố quan trọng là làm thế nào để doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo giá trị mới cho xã hội. Ông Phạm Văn Trung cũng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng nữa là vấn đề an ninh an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu doanh nghiệp và dữ liệu công dân khi gia nhập vào nền chính phủ số - kinh tế số - xã hội số. Sức mạnh của chuyển đổi số là sức mạnh toàn dân, làm thế nào để toàn bộ người dân và các doanh nghiệp Việt Nam hiểu đúng, làm đúng và thực hiện đúng chủ trương nhà nước để thúc đẩy đất nước tiến bộ và có nhiều thành tựu.

Các định hướng chiến lược của Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số tập trung cho các lĩnh vực cụ thể, đầu tiên là chuyển đổi số lĩnh vực Y tế - Sức khoẻ để bảo vệ sức khoẻ người dân ngày một tốt hơn. Thứ 2 là chuyển đổi số ngành Giáo dục để tạo ra nền tảng tri thức vững chắc cho tương lai. Thứ 3 là ngành Tài chính – Ngân hàng – ngành xương sống của nền kinh tế, thứ 4 là ngành Giao thông Vận tải, thứ 5 là ngành Nông nghiệp, thứ 6 là ngành Môi trường, cuối cùng là Sản xuất công nghiệp.

CMC có giải pháp toàn diện đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp

 DCEO CMC TS Phạm Văn Trung: “CMC có chiến lược và giải pháp toàn diện đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp”.

Là đại diện doanh nghiệp công nghệ tham dự sự kiện, ông Phạm Văn Trung đề xuất các phương hướng thúc đẩy và mong muốn song hành cùng chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số doanh nghiệp. 

CMC là Tập đoàn công nghệ tư nhân đứng thứ 2 Việt Nam về quy mô, doanh thu. CMC có 6000 nhân viên và chuyên gia công nghệ và 30 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai hạ tầng CNTT-Viễn thông, an ninh an toàn thông tin cho tổ chức và doanh nghiệp. CMC 

CMC có những giải pháp và chiến lược toàn diện để song hành cùng chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp. Thứ nhất là hạ tầng số, CMC tập trung cung cấp hạ tầng đường truyền , Data Center và điện toán đám mây nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Thứ hai là mảng công nghệ giải pháp số - là bộ giải pháp tổng hợp phần cứng/phần mềm để giúp doanh nghiệp xây dựng triển khai các hệ thống phần mềm hỗ trợ vận hành và phát triển kinh doanh. Thứ ba là mảng nguồn lực số, CMC cung cấp dịch vụ và nguồn lực CNTT với trên 4000 người cho thị trường quốc tế với năng lực CNTT và khả năng ngôn ngữ để làm việc tại các nước sở tại, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Âu - Mỹ,… Đài Loan cũng là một thị trường tiềm năng của CMC trong mảng nguồn lực số. Thứ tư là mảng nghiên cứu giáo dục, Đại học CMC đào tạo các ngành về CNTT để tạo ra nguồn lực số trong tương lai phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Diễn đàn hợp tác Công nghiệp Việt Nam - Đài Loan do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng hội Công nghiệp Đài Loan (CNFI) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan trong lĩnh vực Sản xuất Công nghiệp. Ngoài Phiên toàn thể, sự kiện còn có các phiên hội thảo chuyên đề về Dệt may, Tự động hoá và Sản xuất thông minh.

2 bầu chọn / Điểm: 1