Chuyển tới nội dung
Chuyên gia CMC TS: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giá trị của chuyển đổi số
Tin tức & Sự kiện

Chuyên gia CMC TS: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giá trị của chuyển đổi số

10-03-2023
Trong phóng sự chương trình "Kinh doanh và pháp luật: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp" do VTV2 thực hiện, ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Giám đốc Khối Tư vấn Chuyển đổi số, CMC TS đã phân tích các thách thức mà doanh nghiệp tại Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, đồng thời chỉ ra các cách thức để doanh nghiệp tìm ra lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

Chuyển đổi số không còn nằm ở khâu ý tưởng hay là tầm nhìn trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, thách thức buộc doanh nghiệp hành động quyết liệt để đạt được. Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp, hoặc hiện tại doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng. Chỉ 2,2% doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số và nỗ lực thực hiện các sáng kiến chuyển đổi số của mình. Thực tế cho thấy mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. 

Nguyên nhân đầu tiên đến từ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đức Thắng – Phó Giám đốc Khối Tư vấn Chuyển đổi số, CMC TS nhấn mạnh: “Có nhiều lãnh đạo vẫn chưa hiểu rõ về giá trị của chuyển đổi số, vẫn nhầm lẫn các định nghĩa, khái niệm của chuyển đổi số và số hoá hoặc những cụm từ có ngữ nghĩa được cho là tương đương. Hoặc nhiều doanh nghiệp đang chuyển đổi số theo phong trào mà chưa có lộ trình cụ thể, phù hợp với bối cảnh và mục tiêu của tổ chức.”

Ông Nguyễn Đức Thắng – Phó Giám đốc Khối Tư vấn Chuyển đổi số, CMC TS.

Ông Thắng cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp mua các ứng dụng như quản lý quan hệ khách hàng CRM, các ứng dụng về quản lý dữ liệu như CDP,… nhưng không biết tích hợp, sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn còn gặp khó khăn trong việc tích hợp các ứng dụng hiện đại hoá quy trình mới vào hệ thống và ứng dụng có sẵn.

Một khó khăn khác là về nguồn lực cho chuyển đổi số. Doanh nghiệp khó tập hợp các nguồn lực về công nghệ thông tin, lập trình viên, chuyên gia về chuyển đổi số, phân tích dữ liệu khách hàng. Theo ông Thắng, các hạn chế này dẫn đến việc doanh nghiệp khó nhận diện rõ ràng cách thức đúng đắn khi thực hiện chuyển đổi số, kho xác định điều gì cần xây dựng trước - điều gì sau.

Hạn chế về nguồn lực tài chính cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho chuyển đổi số. Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, chỉ có chưa đến 40% doanh nghiệp có ngân sách để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số từ mức trung bình đến đầy đủ. Có đến hơn 20% doanh nghiệp không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. 

Để vượt qua những thách thức này, ngoài sự hỗ trợ của chính phủ, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, nỗ lực đầu tư vào các giải pháp và công nghệ số, nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động của họ, đồng thời hợp tác với các đối tác đáng tin cậy có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi số. Tại Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp và dịch vụ toàn diện giúp các tổ chức, doanh nghiệp vượt qua những thách thức này và thành công trên hành trình chuyển đổi số.

3 bầu chọn / Điểm: 0