Chuyển tới nội dung

"Mây hóa" là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

06-07-2017
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo của của thế giới với một trong những nền tảng cơ bản là công nghệ Điện toán đám mây mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn được gọi là cuộc cách mạng số) đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn cầu, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... , đó cũng chính là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Trong đó, Điện toán đám mây đóng vai trò nền tảng khuyến tạo, có tác động lớn đến nhịp độ và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức… 

Dự báo năm 2020 sẽ có 50 tỷ thiết bị kết nối vào mạng Internet và đây cũng là cơ sở để hình thành nguồn dữ liệu lớn vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống điện toán truyền thống. Sự bùng nổ của các công nghệ số đã đặt ra nhiều yêu cầu mới về kết nối, phân tích và xử lý dữ liệu phân tán một cách hiệu quả và an toàn. Đứng trước thách thức đó, công nghệ Điện toán đám mây là một giải pháp hiệu quả.

Ðiện toán đám mây đang tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu cho các hình thức kinh doanh mới. Những thay đổi này sẽ định hình lại mối quan hệ giữa khách hàng và công ty, phá vỡ rào cản giữa các ngành công nghiệp. Nhờ đó, các công ty có thể đổi mới, thiết lập các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, mở rộng quy mô kinh doanh để thu hút khách hàng, tạo lập nguồn thu nhập mới thông qua tương tác với Điện toán đám mây. Như với ngành ngân hàng, việc số hóa giúp mỗi năm tăng khoảng 10% khối lượng dữ liệu, tăng từ 15% đến 20% khối lượng giao dịch và giảm chi phí kinh doanh lên đến 20%. Việc ứng dụng Điệm toán đám mây sẽ bảo đảm tính linh hoạt của hệ thống, cung cấp các dịch vụ nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Dịch vụ điện toán đám mây (ĐTĐM) được đưa ra lần đầu tiên bởi Amazon vào năm 2006. Chỉ chưa đầy 10 năm kể từ khi ra đời, vào năm 2015 ĐTĐM đã đảm nhiệm khoảng 75% tổng khối lượng tính toán của các máy chủ. Tỷ trọng này dự kiến tăng lên 92% năm 2020. Trong giai đoạn 2015-2020, số lượng máy chủ dành cho ĐTĐM tăng (+) 15%/năm, trong khi số lượng máy chủ truyền thống giảm (-) 11%/năm. Dung lượng chứa của các trung tâm dữ liệu tăng gần 5 lần (từ 382 Exabytes năm 2015, với ĐTĐM chiếm tỷ trọng 65%, lên 1.842 Exabytes năm 2020, với ĐTĐM chiếm tỷ trọng 88%).

Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có tốc độ tăng chi tiêu cho Điện toán đám mây trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42.5%). Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam còn rất thấp (1,7 USD/người năm 2016), thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan; và 1,3 lần so với Philippines. Những con số trên phản ánh thực tế đang có rất nhiều rào cản trong việc thúc đẩy Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp CNTT đang nỗ lực phát triển dịch vụ Điện toán đám mây hoàn thiện trên cả 3 loại hình: dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) và dịch vụ giải pháp trên nền Cloud (SaaS). Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất nhiều khó khăn. Rào cản lớn nhất của việc phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam là việc dùng phần mềm không bản quyền còn phổ biến, sự thiếu hiểu biết về lợi ích của Điện toán đám mây, lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, và chất lượng dịch vụ này tại Việt Nam chưa thực sự đảm bảo. 

Ở Việt Nam, khi nhu cầu điện toán đám mây của các doanh nghiệp trong nước đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết, các nhà cung cấp dịch vụ lớn của thế giới đã nhanh chóng đổ bộ. Tuy nhiên, với hạ tầng Internet Việt Nam, sử dụng các trung tâm dữ liệu đặt tại nước ngoài đi kèm với những rủi ro khác về hạ tầng mạng như: kết nối chậm, mất kết nối, chậm tốc độ truyền tải dữ liệu hay ứng dụng.

Do vậy, một giải pháp thích hợp hơn là tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ với hạ tầng trung tâm dữ liệu đặt trong nước với đường truyền ổn định hơn, hoạt động hỗ trợ linh hoạt hơn, phù hợp với văn hóa kinh doanh. 

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực CNTT và triển khai dịch vụ Điện toán đám mây tại Việt Nam, CMC SOFT cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm, giải pháp chạy trên nền tảng công nghệ Điện toán đám mây với chi phí tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ tư vấn:
Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC
Tel: (+84.4) 39 43 9066

Fax: (+84.4) 39 43 9067
Email: [email protected] ​

Kim Cúc

32 bầu chọn / Điểm: 0