Chuyển tới nội dung
Hội thảo trực tuyến Smart Manufacturing – Rút ngắn lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất
Tin tức & Sự kiện

Hội thảo trực tuyến Smart Manufacturing – Rút ngắn lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất

19-04-2021
Trạng thái bình thường mới đặt ra những yêu cầu khắt khe và thúc đẩy tiến trình số hóa trong mọi doanh nghiệp. Chuyển đổi số không còn là vấn đề của riêng một ngành nghề hay lĩnh vực mà đang dần lan tỏa đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Không nằm ngoài xu hướng ấy, các doanh nghiệp sản xuất cũng đang chạy đua để hòa mình vào làn sóng mạnh mẽ toàn cầu này. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT và xây dựng lộ trình chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả? Đây là chủ đề sẽ được chia sẻ trong Hội thảo trực tuyến “Smart Manufacturing” ngày 28/04/2021, được HPE, Aruba, Siemens và CMC Technology and Solution (CMC TS) phối hợp tổ chức.

Nhà máy thông minh là tương lai ngành sản xuất

Theo Deloitte Insight, smart factory là sự tiến hóa vượt bậc từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang hệ thống sản xuất được kết nối và linh hoạt, xử lý dữ liệu liên tục để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường.

IDC cho rằng cốt lõi của hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là tự động hóa quy trình. Trong suốt 40 năm qua, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa mới chỉ bó hẹp trong các quy trình, thiết bị hoặc công cụ sản xuất đơn lẻ. Từ trước đến nay, tự động hóa tập trung nâng cao sản lượng, chất lượng và năng suất làm việc, tuy nhiên, phần lớn vẫn kém linh hoạt, làm hạn chế cơ hội và chưa tối ưu chi phí.

Nhà máy thông minh, nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động và tối ưu hóa, sẽ tạo ra một nền tảng duy nhất kết nối các chức năng của toàn bộ doanh nghiệp, kết nối con người, máy móc và các vật thể thông qua mạng Internet. Smart Factory rút ngắn khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo, trao quyền quyết định nhanh chóng cho con người trong thời gian thực. Điều này không chỉ có ý nghĩa cải thiện chức năng sản xuất hàng hóa mà còn mở rộng trên các tính năng của toàn bộ nhà máy như lập kế hoạch, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm, giúp các cấp quản lý có đủ thông tin để ra quyết định chính xác, nhanh chóng mang đến những kết quả vượt trội mà doanh nghiệp chưa từng có.

Yêu cầu hạ tầng công nghệ thông tin trong nhà máy thông minh

Chuyển đổi số sang nhà máy thông minh không còn là một đích đến “mơ hồ”. Trong Webinar “Smart Manufacturing” ngày 28/04/2021 sắp tới, CMC TS với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án về nhà máy thông minh tại Việt Nam sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về hiện trạng, các thách thức cũng như xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thêm vào đó, lộ trình chuyển đổi và yêu cầu về hạ tầng CNTT trong nhà máy sẽ là nội dung chính được các hãng công nghệ hàng đầu như Siemens, HPE và Aruba chia sẻ.

Theo Siemens, đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự ghép nối với hạ tầng các mạng thông minh khác. Các doanh nghiệp sẽ hình dung rõ hơn mô hình và cách thức vận hành của nhà máy thông minh qua kiến trúc tổng thể 4 tầng trong thiết kế & sản xuất sản phẩm.

Nhưng để triển khai kiến trúc này, nhà máy sản xuất sẽ cần đáp ứng những yêu cầu về hạ tầng CNTT và hệ thống mạng như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong phần chia sẻ giải pháp của HPE và Aruba.

Với chủ đề Tăng tốc chuyển đổi sản xuất thông minh với trí tuệ nhân tạo (AI), chuyên gia đến từ HPE sẽ đi từ thực trạng và thách thức các doanh nghiệp đang gặp phải, đến cách HPE giúp ứng dụng AI và IoT vào nhà máy để thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh chóng, tiết kiệm, và hạn chế rủi ro.

Theo báo cáo của IDC Global năm 2020, HPE đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và tư vấn IoT công nghiệp trên toàn thế giới.

Nguồn: IDC Report

“Mỗi ngày, chúng tôi giúp khách hàng của mình đưa AI vào thực tiễn. Chúng tôi biết cách tối ưu hóa, điều phối, vận hành AI và phân tích để khách hàng vượt qua các trở ngại triển khai và thay đổi thế giới của họ” – Theo HPE

Đồng hành trong buổi hội thảo trực tuyến này, đại diện từ phía Aruba sẽ chia sẻ về hạ tầng kết nối và ứng dụng AI trong môi trường IoT và bảo mật dữ liệu. Những thông tin này sẽ làm sáng tỏ đặc điểm quan trọng nhất của một smart manufacturing là việc kết nối. Những khác biệt về yêu cầu kết nối trong nhà máy thông minh với nhà máy truyền thống là gì? Vai trò của kết nối trong nhà máy cũng như làm thế nào để ứng dụng những công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất? Các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải sẽ được trao đổi và giải đáp rõ ràng.

Lộ trình chuyển đổi sang nhà máy thông minh

Lộ trình chuyển đổi số là một kế hoạch dài hạn và bài bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải vạch ra. Nhưng giới hạn về hiểu biết công nghệ và sự sẵn sàng của nhân lực IT là thực tế mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Khi không có một hệ quy chiếu và thước đo để đánh giá rõ ràng, con đường chuyển đổi số trở nên đầy rẫy thách thức với đích đến mơ hồ. Vì vậy, rất cần có vai trò tư vấn, định hướng chiến lược về hạ tầng, công nghệ, nền tảng vận hành từ các nhà cung cấp tiên phong.

Tại Việt Nam, CMC TS đóng vai trò là nhà tư vấn và cung cấp các giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số và bảo mật cho doanh nghiệp, để đưa công nghệ cao, công nghệ chế tạo, hạ tầng số,… vào sản xuất đơn giản và dễ dàng hơn.

Theo Acatech - Học viện khoa học và kỹ thuật Đức, lộ trình chuyển đổi số trong sản xuất bao gồm 6 giai đoạn phát triển cơ bản gồm: tin học hóa, kết nối, trực quan hóa, khả năng tiên đoán và khả năng thích nghi. Vậy với đặc thù nguồn lực và hiện trạng sản xuất của từng doanh nghiệp, chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và như thế nào? Tham dự Hội thảo trực tuyến Smart Manufacturing ngày 28/04/2021 để cùng các chuyên gia CNTT giải đáp vấn đề này.

ĐĂNG KÝ NGAY!

36 bầu chọn / Điểm: 0