Chuyển tới nội dung

Chuyển đổi số lĩnh vực Tài nguyên Môi trường và Viễn thám

Giải pháp chuyển đổi số ngành Tài nguyên Môi trường do CMC TS đề xuất theo hướng hiện đại, bảo mật, linh hoạt.

Bộ sản phẩm chuyển đổi số ngành Tài nguyên Môi trường gồm 12 phần mềm quản lý các chuyên ngành:

  • Lĩnh vực đất đai (cổng thông tin đất đai, phần mềm LIS cho VPĐK)
  • Hệ thống cổng thông tin CSDL TNMT
  • Hệ thống CSDL môi trường
  • Hệ thống CSDL khí tượng thuỷ văn & biến đổi khí hậu
  • Hệ thống CSDL tài nguyên nước
  • Hệ thống CSDL biển & hải đảo
  • Hệ thống CSDL khoáng sản
  • Hệ thống thông tin thanh tra & khiếu nại
  • Hệ thống CSDL đo đạc bản đồ, viễn thám, thanh tra
  • Cổng thông tin về đất đai & CSDL môi trường
  • Hệ thống quan trắc định kỳ & tự động
  • Hệ thống thuỷ khí môi trường

Căn cứ pháp lý để Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường tại các Tỉnh/Thành phố tại Việt Nam:

  • QĐ SỐ 2178/QĐ-TTg v/v phê duyệt đề án “Hoàn thiện CSDL tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, CSDL của các bộ, ngành, địa phương
  • QĐ SỐ 417/QĐ-BTNMT phê duyệt chương trình chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng, cung cấp các nền tảng dữ liệu số tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh
  • Luật Đo đạc và bản đồ: Khoản 2 Điều 16: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, cập nhật CSDL nền địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 và 1:5000 và tại Khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP: chu kỳ cập nhật của CSDL nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là không quá 5 năm
  • Luật Quy hoạch quy định: Khoản 2 Điều 41: Yêu cầu cung cấp CSDL nền địa lý quốc gia đã được chuẩn hoá và cập nhật thường xuyên làm dữ liệu khung cho hệ thống thông tin, CSDL quốc gia về quy hoạch.
  • Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09/01/2020: về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia”. Phần tổ chức thực hiện có nêu rõ: “UBND các tỉnh/thành phố thực hiện lập, phê duyệt các nhiệm vụ, dự án để thực hiện đề án 40”.
  • CỔNG DỮ LIỆU: Xây dựng Cổng dữ liệu, Cổng dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường cung cấp dữ liệu, dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung
  • NỀN TẢNG TÍCH HỢP: Phát triển nền tảng tích hợp, kết nối dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin cho khai thác, sử dụng.

Những khó khăn, hạn chế trong tiếp cận công nghệ ngăn cản chuyển đổi số thành công:

  • Nhiều hệ thống phần mềm Chuyên ngành được xây dựng với khung kiến trúc và cấu trúc cố định, khó hoặc chậm điều chỉnh so với nhu cầu thay đổi (về mặt chính sách)
  • Các hệ thống rất khó khăn giao tiếp với nhau (ko xây dựng chuẩn kết nối hoặc có nhưng lỗi thời, lạc hậu và cơ bản là không điều chỉnh được).
  • Nhu cầu người dùng và tần suất sử dụng chưa cao, các hệ thống thường ít dữ liệu, chưa phải xử lý lượng thông tin lớn.
  • Các hệ thống ứng dụng nền tảng GIS hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu. (ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp thường quản lý nhiều nội dung số, bản vẽ không gian).
  • Các hệ thống hỗ trợ công tác quản lý hầu hết tập trung vào các tiện ích thống kê, báo cáo (định sẵn, cố định), chưa hoặc không áp dụng được các công nghệ tiên tiến (AI, ký số, BPM, thiết kế báo cáo động...)
Điểm nổi bật

Giải pháp chuyển đổi số ngành Tài nguyên Môi trường do CMC TS đề xuất theo hướng hiện đại, bảo mật, linh hoạt, đáp ứng các tiêu chí:

  • Giải pháp công nghệ phải hiện đại, mở (không có tính độc quyền để chỉ một số đơn vị mới làm được)
  • Giải pháp phải đảm bảo khả năng mở rộng cấu trúc và tùy biến các API thông qua giao diện để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh và kết nối tới các trục tích hợp cấp tỉnh, ngành
  • Giải pháp phải cho phép chuyên viên của sở dễ dàng cấu hình/tùy biến các thông tin được phép hiển thị công bố để chủ động điều chỉnh theo các yêu cầu văn bản chỉ đạo phát sinh
  • Giải pháp phải xây dựng trên nền tảng GIS (do nhiều lớp dữ liệu ngành tài nguyên môi trường có tính chất không gian). Nền tảng GIS phải mạnh, cho phép tạo bản đồ, quản lý lớp bản đồ, thay đổi cách trình bày đối tượng, chuyển đổi dễ dàng giữa các hệ tọa độ..);
  • Giải pháp nên kế thừa, chuyển đổi và tích hợp được dữ liệu từ các CSDL được xây dựng trước đây của Sở
  • Giải pháp quản lý thông tin/bản đồ trên Mobile phải dễ dàng quản trị và được kiểm soát thông qua giao diện Web

Tính năng

Cổng thông tin Tài nguyên Môi trường

  • TÍCH HỢP CÁC CSDL CHUYÊN NGÀNH TNMT: Cổng thông tin tích hợp các cơ sở dữ liệu thành phần ngành TNMT
  • HIỂN THỊ TRỰC QUAN TRÊN CÁC NỀN TẢNG GIS: Trực quan trên nền WebGIS/MobileGIS/DesktopGIS
  • KHAI THÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU TNMT: Tạo/cung cấp dịch vụ dữ liệu TNMT dưới nhiều hình thức
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Cơ chế chia sẻ dữ liệu TNMT thông qua trục LGSP cấp tỉnh

Cổng thông đất đai

  • CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN NỀN GIS: Tích hợp dữ liệu đất đai từ các hệ thống LIS (ELIS, VBDLIS,…)
  • TRA CỨU BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: Trực quan trên nền WebGIS với nhiều tiện ích khai thác mở rộng (tra cứu theo số tờ, số thửa, định vị GPS hoặc vị trí tọa độ vv…)
  • CÔNG KHAI QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẤT ĐAI: Cho phép người dân tra cứu hồ sơ, trạng thái xử lý thủ tục đất đai
  • TÍCH HỢP HỆ THỐNG MỘT CỬA ĐIỆN TỬ: Tích hợp hệ thống một cửa giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

CSDL môi trường và đa dạng sinh học

  • QUẢN LÝ HỒ SƠ – THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG: Hồ sơ ĐTM, báo cáo hiện trạng môi trường, hồ sơ thanh tra kiểm soát BVMT…
  • QUẢN LÝ CSDL ĐA DẠNG SINH HỌC: Quản lý loài sinh học, ngoại lai, loài ưu tiên bảo vệ, hồ sơ đa dạng sinh học…
  • KHAI THÁC CSDL MÔI TRƯỜNG & ĐA DẠNG SINH HỌC: Khai thác, tổng hợp, trình diễn số liệu dưới nhiều dạng (bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, export file,..)
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL môi trường và đa dạng sinh học lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL tài nguyên khoáng sản

  • QUẢN LÝ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN: Cấp phép, gia hạn, thu hồi các hoạt động điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, tận thu khoáng sản
  • QUẢN LÝ HỒ SƠ KHOÁNG SẢN: Hồ sơ doanh nghiệp, các quy hoạch khoáng sản, báo cáo, sơ đồ, bản đồ, điểm cấm khoáng sản …
  • BẢN ĐỒ KHOÁNG SẢN: Tương tác trực quan trên nền tảng WebGIS
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL khoáng sản lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL tài nguyên nước

  • QUẢN LÝ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC: Quản lý cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác, xả thải vào nguồn nước…
  • QUẢN LÝ HỒ SƠ: Quản lý hồ sơ doanh nghiệp, các hồ sơ cấp phép khai thác, thăm dò, xả thải..
  • BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN NƯỚC: Tương tác trực quan trên nền tảng WebGIS
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL tài nguyên nước lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

  • QUẢN LÝ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KTTV: Quản lý cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác, xả thải vào nguồn nước…
  • QUẢN LÝ HỒ SƠ: Quản lý hồ sơ doanh nghiệp, các hồ sơ cấp phép khai thác, thăm dò, xả thải..
  • BẢN ĐỒ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Tương tác trực quan trên nền tảng WebGIS
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL tài nguyên nước lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL biển và hải đảo

  • QUẢN LÝ CSDL BIỂN & HẢI ĐẢO: Tài nguyên khoáng sản, địa chất, địa hình, đa dạng sinh học và tài nguyên biển…
  • BẢN ĐỒ BIỂN & HẢI ĐẢO: Trực quan dữ liệu biển trên nền WebGIS
  • KHAI THÁC, BÁO CÁO:  Khai thác, thống kê đa dạng dưới dạng bảng, biểu đồ, bản đồ và export dữ liệu
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL biển và hải đảo lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL đo đạc bản đồ

  • QUẢN LÝ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC: Cấp giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ
  • QUẢN LÝ CSDL ĐO ĐẠC TRÊN NỀN GIS: Trực quan dữ liệu biển trên nền GIS
  • KHAI THÁC, BÁO CÁO: Khai thác, thống kê đa dạng dưới dạng bảng, biểu đồ, bản đồ và export dữ liệu
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU LÊN TRỤC TÍCH HỢP: Tích hợp CSDL đo đạc bản đồ lên cổng thông tin TNMT và chia sẻ dữ liệu lên trục LGSP, NGSP

CSDL Quan trắc môi trường

  • QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC: Quản lý thông tin, vị trí các điểm quan trắc
  • QUẢN LÝ CSDL QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG & ĐỊNH KỲ: Trực quan dữ liệu quan trắc trên nền WebGIS & MobileGIS
  • KHAI THÁC HỆ THỐNG CSDL QUAN TRẮC:  Tổng hợp, thống kê, export dữ liệu, bảng, biểu đa dạng
  • CẢNH BÁO NGUY CƠ VÀ CẢNH BÁO Ô NHIỄM: Tự động cảnh báo theo các QCVN về nước thải, khí thải, không khí xung quanh
  • API CHIA SẺ DỮ LIỆU: Cho phép tạo các API chia sẻ dữ liệu quan trắc lên các nền tảng cổng thông tin TNMT và các trục tích hợp LGSP, NGSP

Quản lý nguồn thải

  • Quản lý hồ sơ nguồn thải
  • Quản lý thông tin chi tiết nguồn thải
  • Xây dựng bản đồ nguồn thải
  • Phân tích & thống kê số liệu nguồn thải
  • Quản lý xả thải
  • Quản lý phí Bảo vệ môi trường
  • Quản lý hoạt động môi trường
  • Quản lý báo cáo hiện trạng môi trường
  • Quản lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
  • Quản lý điểm tố giác ô nhiễm
  • Quản lý điểm nóng môi trường

Quản lý số liệu Quan trắc

  • Quản lý mạng lưới quan trắc trên bản đồ
  • Quản lý kết quả quan trắc (định kỳ và tự động)
  • Phân tích, thống kê số liệu quan trắc
  • Khai thác số liệu quan trắc  (dưới dạng biểu đồ, bản đồ, biểu mẫu, báo cáo..)
  • Quản lý dữ liệu quan trắc theo doanh nghiệp
  • Quản lý dữ liệu quan trắc môi trường nền & quan trắc môi trường tác động
  • Kết nối Realtime dữ liệu quan trắc tự động trên ứng dụng Web & Mobile.

Cảnh báo nguy cơ và cảnh báo ô nhiễm môi trường

  • Cảnh báo vượt ngưỡng nguy cơ và vượt ngưỡng ô nhiễm theo QCVN (nước mặt, nước thải, không khí xung quanh)
  • Làm nổi bật các vị trí cảnh báo vượt ngưỡng trên bản đồ
  • Tự động gửi thông tin vượt ngưỡng cho cán bộ quản lý
  • Cánh báo Realtime trên các nền tảng Web & Mobile

Lợi ích

Xây dựng thành công nền tảng “dữ liệu số” của ngành TNMT, đáp ứng đa mục tiêu:

1/ Có hệ thống CSDL đầy đủ, khoa học, chính xác tạo đà thuận lợi thực hiện CĐS ngành TNMT thành công, với các hiệu quả cụ thể:

  • Với người dân: Khai thác thông tin qua hệ thống cổng thông tin CSDL TNMT duy nhất, đầy đủ. Người dân được sử dụng các dịch vụ TNMT và tiến tới “100% làm việc không tiếp xúc” tất cả các dịch vụ TNMT, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.
  • Với công tác quản lý ngành: Có hệ thống dữ liệu đầy đủ với đa dạng các công cụ khai thác, phân tích, hỗ trợ ra quyết định, nâng cao năng lực quản lý và công tác tham mưu cho lãnh đạo, giảm tối đa thời gian tổng hợp, báo cáo.
  • Với lãnh đạo ngành: nhìn rõ bức tranh tổng thể lĩnh vực mình phụ trách, các mặt đã đạt được, chưa đạt được, các thông tin đã đầy đủ/chưa đầy đủ, các vấn đề tốt, chưa tốt trong vận hành dịch vụ TNMT của các bộ phận, các phản ánh mức độ hài lòng của người dân … từng bước nâng cao tỉ lệ ra quyết định dựa trên số liệu.

2/ Xây dựng thành công nền tảng “dịch vụ số” của ngành TNMT tỉnh Khánh Hoà, đáp ứng các mục tiêu:

  • Cung cấp dữ liệu TNMT dưới dạng dịch vụ, để các hệ thống khác có thể khai thác, sử dụng, tránh lãng phí xây dựng lại thông tin TNMT trong các hệ thống chuyên ngành khác (VD: quy hoạch tỉnh, ĐTTM,…)
  • Kết nối và chia sẻ thành công các dịch vụ và thông tin TNMT Khánh Hoà với Bộ TNMT
Yêu cầu tư vấn

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào về nghiệp vụ và sản phẩm

1 bầu chọn / Điểm: 5
Chuyển đổi số lĩnh vực Tài nguyên Môi trường và Viễn thám