Chuyển tới nội dung
Hợp đồng điện tử E-Contract là gì? Những đơn vị cung cấp E-Contract nào được Bộ Công thương chứng thực?
Tin tức & Sự kiện

Hợp đồng điện tử E-Contract là gì? Những đơn vị cung cấp E-Contract nào được Bộ Công thương chứng thực?

25-09-2022
Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.

Hợp đồng điện tử (E-Contract) là gì?

Hợp đồng điện tử hay còn được gọi là E-Contract (viết tắt của từ tiếng Anh: Electronic Contract), được định nghĩa tại Điều 33 của Luật giao dịch điện tử 2005 như sau: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.”

Hiện nay, hợp đồng điện tử E-Contract được pháp lý thừa nhận tính pháp lý và được sử dụng khi một trong hai cá thể không triển khai theo nội dung thỏa thuận hợp tác hoặc vi phạm pháp luật lao lý trên hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử E-Contract cần phải cung ứng được những điều kiện kèm theo sau :

  • Nội dung giữ toàn vẹn và không có đổi khác thông tin, chỉ những trường hợp biến hóa những hình thức phát sinh trong quy trình gửi, tàng trữ tài liệu hợp đồng .
  • Nội dung hoàn toàn có thể mở được, đọc hay xem được bằng chiêu thức mã hóa hợp pháp theo thỏa thuận hợp tác.

Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng điện tử E-Contract

Sau đây là 4 đặc điểm chính của một hợp đồng điện tử:

  • Thông tin hợp đồng thể hiện bằng dữ liệu điện tử: So với hợp đồng giấy truyền thống, hợp đồng điện tử E-contract bao gồm những thông tin hợp đồng được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
  • Trong hợp đồng có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài bên bán và bên mua trong dạng hợp đồng phổ biến, hợp đồng điện tử E-contract còn bao gồm chủ thể thứ ba là người đứng giữa hai chủ thể kia. Đây có thể là nhà cung cấp mạng hay các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Trong quá trình thương lượng, bên thứ 3 không được quyền tham gia, chỉ được phép tham gia khi cần đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý của hợp đồng.
  • Đảm bảo giá trị pháp lý: Theo Điều 34 của Luật giao dịch điện tử, tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận tương đương với hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, các hợp đồng về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.
  • Dễ dàng thực hiện mọi lúc, mọi nơi: Thông tin của hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử, vậy nên hai chủ thể không cần phải gặp nhau. Các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.

Những đơn vị cung cấp E-Contract nào được Bộ Công thương chứng thực?

5 doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Công Thương trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử bao gồm: 

Đây đều là những Tập đoàn, Công ty hàng đầu tại Việt Nam về các giải pháp công nghệ thông tin và Viễn thông. 

Với gần 30 năm kinh nghiệm tại Việt Nam về việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số và bảo mật. CMC TS đã và đang đồng hành cùng hơn 10.000 tổ chức, doanh nghiệp toàn quốc trong các dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số. C-Contract hiện đang được các đối tác lớn sử dụng như Vinhome, VinFast, Giao hàng nhanh, CMC Telecom… quy mô lên đến hơn 2 triệu người dùng. 

Với việc Bộ Công Thương trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử này, CMC TS cam kết sẽ đồng hành cùng Bộ và các đơn vị CeCA tham gia vào Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt nam một cách toàn diện, đầy đủ hệ sinh thái công nghệ. 

>>Hợp đồng điện tử C-Contract lọt Top 10 giải pháp số Make in Việt Nam

Những điểm khác biệt của các Hợp đồng điện tử được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:

TÍNH NĂNG

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ GẮN TRÊN TRỤC

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

Chủ thể trong giao kết hợp đồngĐược ghi nhận bởi Bộ Công Thương2 bên
Thời gian ký kếtĐượ̣c đóng dấu thời gian Timestamp, đồng bộ với đồng hồ cesium, không thể sửa đổiThời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi
Ký số cá nhân

Ký chéo giữa các nhà cung cấp

Quản lý, tra cứu lịch sử chủ thể ký hợp đồng

Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Tính phi biên giới

Tính vô hình, phi vật chất

Tính hiện đại, chính xác

Lưu trữ bảo mật an toàn

Dễ dàng quản lý, lưu trữ và tìm kiếm

Tổng kết

Việc ứng dụng C-Contract sẽ giúp khách hàng tiết kiệm 70% thời gian và chi phí bởi không mất phí chuyển phát, in ấn hay lưu kho. Đặc biệt là rủi ro thất lạc, hỏng hợp đồng sẽ được giảm đi đáng kể. Đặc biệt, Khách hàng dùng C-Contract hiện đã có thể ký trực tiếp với đối tác nước ngoài và được bảo trợ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam (Bộ Công thương) và Ký chéo giữa các nhà cung cấp hợp đồng điện tử mà không cần dùng chung 1 nền tảng.

Giải pháp hợp đồng điện tử mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời. Việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, giấy tờ đơn giản nhưng vẫn bảo đảm an toàn, bảo mật.

Khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hợp đồng điện tử E-Contract tại CMC sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để lại thông tin tại biểu mẫu đăng ký bên dưới để được tư vấn chi tiết!

63 bầu chọn / Điểm: 1