Chuyển tới nội dung

Quản lý tín dụng doanh nghiệp, giải pháp tối ưu hóa trong lĩnh vực ngân hàng

17-09-2018
Việc ứng dụng công nghệ số cho hoạt động quản lý tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp quản lý các khoản vay theo đúng quy trình tín dụng, từ đó mang lại khả năng đáp ứng số lượng lớn người dùng cũng như cho phép ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt hơn so với những cách thức thủ công đã được áp dụng trước đây.

Trong lĩnh vực Ngân hàng thì tín dụng doanh nghiệp là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý bởi bên cạnh những tiềm năng và lợi nhuận mang lại thì hoạt động này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ số cho hoạt động quản lý tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp quản lý các khoản vay theo đúng quy trình tín dụng, từ đó mang lại khả năng đáp ứng số lượng lớn người dùng cũng như cho phép ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt hơn so với những cách thức thủ công đã được áp dụng trước đây.

CMC SOFT là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số uy tín hàng đầu hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng bức thiết của các ngân hàng đối với vấn đề quản lý tín dụng doanh nghiệp CMC SOFT đã phát triển thành công giải pháp xử lý, kiểm soát và phê duyệt hồ sơ tín dụng theo mô hình tập trung. Với các ưu điểm vượt trội, giải pháp này trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp phụ trách mảng tín dụng doanh nghiệp, đem lại hiệu quả vô cùng to lớn trong phê duyệt hồ sơ cũng như trong quản lý quá trình thay đổi, giải ngân. Bên cạnh đó, giải pháp quản lý tín dụng doanh nghiệp còn có khả năng lưu giữ một số lượng lớn tài liệu trong hồ sơ vay vốn của khách hàng để làm cơ sở thẩm định, đối chiếu, tham khảo, dự báo trong tương lai.

Điểm nổi bật là giải pháp quản lý tín dụng doanh nghiệp do CMC SOFT phát triển chính là mang tới sự liên kết chặt chẽ giữa các luồng và thông tin của một hồ sơ vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro cho công tác thu hồi nợ về sau. Được xây dựng trên nền tảng công nghệ IBM FileNet tiên tiến nhất hiện nay nên giải pháp này cho phép người dùng định nghĩa cũng như có thể sửa được quy trình số hóa và quy trình xử lý hồ sơ. Mặt khác, việc áp dụng giải pháp này một cách đồng bộ còn giúp cán bộ quản lý các cấp theo dõi tình trạng xử lý công việc theo từng bộ phận hoặc vùng/ miền một cách cụ thể để từ đó có cách thức phân công xử lý hồ sơ đến từng người cụ thể hoặc chuyển hồ sơ xử lý từ người này sang người khác (Re-assign) phù hợp nhất. Nói cách khác, giải pháp này mang lại khả năng đáp ứng tốt nhất cho khách  hàng là các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên trực tiếp làm công tác tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng.

33 bầu chọn / Điểm: 0