Chuyển tới nội dung

Số hóa – tương lai của ngành ngân hàng Việt Nam

08-05-2017
Trong một thế giới phẳng, khi mà hàng nghìn tỷ bit dữ liệu có thể được xử lý trong vài giây, một người có thể kết nối với hàng tỷ người khác nhờ vào internet thì số hóa dữ liệu là xu thế tất yếu với ngành ngân hàng Việt Nam.

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi diện mạo cuộc sống của chúng ta, từ cách làm việc, chi tiêu cho đến những hoạt động cá nhân mang tính riêng tư nhất. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, con người đã có thể biến tất cả thông tin từ chữ viết, hình ảnh, âm thanh, … sang dạng bit và byte, thậm chí còn tạo ra những công cụ để quản lý những dữ liệu số này một cách hiệu quả, tăng năng suất làm việc lên hàng trăm lần so với trước đây.

Trong một thế giới phẳng, khi mà hàng nghìn tỷ bit dữ liệu có thể được xử lý trong vài giây, một người có thể kết nối với hàng tỷ người khác nhờ vào internet thì số hóa dữ liệu là xu thế tất yếu. Ngành ngân hàng Việt Nam không thể không đi theo xu thế phát triển này.

Số hóa – Tiềm năng lớn cho các ngân hàng Việt Nam

Số hóa hoạt động kinh doanh có thể giúp các ngân hàng thương mại tăng đến 40% doanh thu nhờ nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí vận hành – Đó là nhận định chung của các chuyên gia tài chính ngân hàng trên thế giới.

Hình thức kinh doanh trực tuyến đang mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin nhiều năm gần đây đã hình thành nên phương thức kinh doanh mới – kinh doanh trực tuyến. Khác với các ngân hàng thương mại truyền thống, ngân hàng số (Internet banking, mobile banking, tablet banking và mạng xã hội) có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi, thông qua ứng dụng điện thoại hoặc phiên bản web. Tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp, các hình thức giao dịch trực tuyến qua ngân hàng số đang được nhiều người lựa chọn thay vì hình thức giao dịch truyền thống. Ngân hàng số với những sản phẩm và dịch vụ đặc thù riêng đã mở ra cơ hội tiếp cận những đối tượng khách hàng mới mà ngân hàng truyền thống không thể thực hiện được. Với trên 52% dân số sử dụng Internet (2016) và còn tiếp tục tăng trong những năm tới thì tiềm năng phát triển các ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn.

Số hóa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đã tạo ra một lượng thông tin số khổng lồ cần phải xử lý. Trong các ngân hàng hiện nay, thông tin được chia thành 2 loại là thông tin cấu trúc và thông tin phi cấu trúc. Những thông tin cấu trúc được lưu trữ dưới dạng database chỉ chiếm 20% khối lượng thông tin của tổ chức, trong khi 80% còn lại là các thông tin phi cấu trúc (các văn bản tài liệu, video, audio, email, report kết xuất từ các ứng dụng, các hồ sơ xin vay, mở tài khoản,…). Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý dữ liệu số giúp các ngân hàng khai thác triệt để những thông tin có ích cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí quản lý cũng như lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài.

Những thách thức với ngành ngân hàng Việt Nam

Số hóa là một quá trình lâu dài, cần có sự đầu tư đúng đắn, vì vậy các ngân hàng nên xem xét đến khả năng của doanh nghiệp mình. Số hóa đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đầu tư cho công nghệ, không chỉ đầu tư hạ tầng công nghệ ban đầu mà cần phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới. Thông thường, triển khai các ứng dụng và giải pháp công nghê có thể khiến chi phí vận hành tăng 20 -30%, tuy nhiên khi hoạt động của ngân hàng đã đi vào ổn định, hiệu quả từ công nghệ số mang lại sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư.

Các ngân hàng nên sẵn sàng trước những rủi ro có thể gặp phải

Trong thời đại số hóa, các ngân hàng Việt Nam nên sẵn sàng trước những rủi ro về an toàn thông tin cũng như có các phương án khắc phục sự cố kịp thời. Những thủ đoạn tấn công vào các ngân hàng ngày càng tinh vi và phức tạp, từ những hình thức như phát tán mã độc qua email, ăn cắp dữ liệu, tấn công ATM, cho tới lừa đảo, giả mạo thông tin khách hàng để chiếm đoạt số tiền lớn,... Thời gian vừa qua, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cố do tin tặc tấn công, thất thoát tiền trong tài khoản khách hàng, … khiến khách hàng hoang mang và mất lòng tin trước những ngân hàng số hóa.

Làm sao để số hóa thông minh?

Số hóa là là xu thế tất yếu, nhưng không phải ngân hàng nào cũng thành công. Sự ra đi gần đây của mọt vài tên tuổi lớn trên thế giới là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của sự nhạy bén và sáng suốt trong hoạt động ngân hàng.

ECM là giải pháp quan trọng trong lộ trình số hóa của các ngân hàng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới đều đưa giải pháp doanh nghiệp thông minh Enterprise Content Management vào lộ trình số hóa của mình. Đây là bộ công cụ có chức năng quản lý tổng thể các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, từ thu nạp, lưu trữ thông tin cho tới bảo mật và đưa ra báo cáo. Với các tính năng được tích hợp toàn diện chỉ trong một bộ giải pháp, các ngân hàng sẽ tiết kiệm tối đa chi phí triển khai và bảo trì so với việc áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Bên cạnh đó, ECM cung cấp những tính năng quản lý thông tin mạng mẽ, khả năng bảo mật cao giúp các ngân hàng hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình sử dụng.

Tại Việt Nam, giải pháp này chưa được nhiều ngân hàng biết đến. Được giới thiệu bởi nhiều hãng công nghệ khác nhau nhưng không phải nhà cũng cấp nào cũng có giải pháp ECM toàn diện. Để lựa chọn được giải pháp thông minh nhất cho ngân hàng của mình, nhà quản lý nên tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia uy tín về công nghệ.

Kim Cúc

38 bầu chọn / Điểm: 0