Chuyển tới nội dung

Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng MES?

24-01-2019
Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ MES cho mọi loại nhà máy, từ các nhà máy có quy mô nhỏ đến các siêu nhà máy. Đặc biệt, MES rất quan trọng đối với các nhà máy có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với số lượng lớn, phạm vi phân phối toàn cầu... Muốn tăng được hiệu quả, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân lực... chắc chắn không thể thiếu MES.

1. MES là gì?

    MES là viết tắt của Manufacturing Execution System hay còn gọi là hệ thống điều hành sản xuất, thực hiện chức năng hoạch định sản xuất và phân phối công việc.

    Các chức năng chính của MES dành cho doanh nghiệp có thể kể đến như: quản lý tài nguyên sản phẩm, quản lý định kỳ sản phẩm, hoạch định sản phẩm, phân phối công việc, thu thập dữ liệu sản phẩm, quản lý nhân công, truy xuất tình trạng sản xuất, quản lý chất lượng, phân tích điều hành...

    Nhờ có MES, người điều khiển không cần phải điều khiển thiết bị bằng tay, loại bỏ được nhiều công việc phức tạp và mất thời gian khác như kiểm tra thực địa, lấy mẫu thí nghiệm... Nhờ một hệ thống công nghệ chuyên nghiệp tích hợp đầy đủ các chức năng mà mọi quy trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đồng bộ hóa, giảm thiểu tối đa các sai sót, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng công việc và tận dụng được hết các chức năng của dây truyền...

    2. Vai trò của MES trong sản xuất

    Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ MES cho mọi loại nhà máy, từ các nhà máy có quy mô nhỏ đến các siêu nhà máy. Đặc biệt, MES rất quan trọng đối với các nhà máy có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với số lượng lớn, phạm vi phân phối toàn cầu... Muốn tăng được hiệu quả, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân lực... chắc chắn không thể thiếu MES.

    Một hệ thống MES hoàn chỉnh có thể giúp doanh nghiệp thực hiện các chức năng chính như: quản trị việc xác định sản phẩm, quản lý các nguồn lực, lập kế hoạch, phân phối các yêu cầu sản xuất, thực hiện các yêu cầu sản xuất, thu thập và phân tích các dữ liệu sản xuất, thực hiện và theo dõi sản xuất.

    Việc áp dụng MES là giải pháp đầu tư lâu dài và cơ bản nhất cho mọi doanh nghiệp. MES được thiết kế để có thể tùy biến linh hoạt, mở rộng hoặc thu hẹp quy mô, xây dựng phù hợp với các yêu cầu riêng biệt của nhà sản xuất. Với MES, người quản lý sẽ dễ dàng kiểm soát quy trình sản xuất bằng việc lưu dữ liệu lâu dài để khi cần có thể dà soát lại đồng thời nâng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

    Việc triển khai MES về cơ bản là triển khai một hệ thống công nghệ thông tin cho các hoạt động của doanh nghiệp. MES số hóa quy trình sản xuất, thu thập, chuyển giao và thao tác dữ liệu theo cách kỹ thuật số nhằm cung cấp thông tin đúng người, đúng nơi, đúng thời điểm. MES có quan hệ mật thiết vối số hóa và công nghệ 4.0 nên ngẫu nhiên trở thành một trong những sáng kiến cốt lõi của nhiều ngành sản xuất trong giai đoạn hiện tại. Hay nói theo một khía cạnh khác, MES là nền tảng để tích hợp dữ liệu, cung cấp cho nhà lãnh đạo cái nhìn toàn diện về nhà máy của mình, thông báo cho người dùng ở mọi cấp độ kinh doanh các thông tin được định hình chính xác nhất để giải quyết các quyết định, tối ưu hóa mạng lưới sản xuất...

    Đối với các doanh nghiệp đã triển khai hệ thống ERP cũng nên nghiên cứu việc đưa thêm hệ thống điều hành sản xuất MES để tạo thành một hệ thống tự động hóa sản xuất hoàn chỉnh. Thực tế cho thấy, kết hợp MES với hệ thống ERP sẽ tạo ra một công cụ cung cấp dữ liệu cụ thể và tức thời, là thứ vũ khí lợi hại không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

    Nhìn chung, xu hướng nhà máy thông minh và hệ thống điều hành sản xuất MES đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ứng dụng công nghệ và theo kịp xu hướng không những là cơ hội mà còn là một thách thức to lớn đối với mọi doanh nghiệp Việt. Phát triển hay tụt hậu hiện giờ chỉ cách nhau một danh giới mong manh và cơ hội sẽ không bao giờ đến với những doanh nghiệp không chịu nắm bắt và đổi mới.

    32 bầu chọn / Điểm: 0