Chuyển tới nội dung

[Cloud Migration] Động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi lên Cloud?

13-06-2021
Cuộc khủng hoảng Covid trên toàn cầu đã góp phần đưa các doanh nghiệp tiến nhanh hơn đến việc sử dụng các hạ tầng công nghệ kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi lên đám mây vì họ nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại.

Hãy cùng CMC TS điểm qua những lý do quan trọng nhất, thúc đẩy Migration lên đám mây tại các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

3 lý do hàng đầu thúc đẩy doanh nghiệp trên toàn cầu chuyển đổi lên điện toán đám mây

Theo thống kê từ Deloitte vào năm 2019, ba lý do lớn nhất thúc đẩy doanh nghiệp di chuyển lên đám mây gồm: tăng cường bảo mật dữ liệu, hiện đại hóa quy trình quản lý dữ liệu và tối ưu chi phí, hiệu suất vận hành CNTT.

1/ Tăng cường bảo mật dữ liệu

Dựa trên khảo sát của Deloitte, có 58% nhà quản lý nói rằng bảo mật chính là yếu tố tiên quyết.

Thông tin được lưu trữ trên đám mây sẽ an toàn hơn trên các máy chủ và trung tâm dữ liệu vật lý. Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp giải quyết nỗi lo về việc hỏng ổ cứng. Bởi, mọi thông tin sẽ được đồng bộ hóa với đám mây, sẵn sàng để người dùng truy cập. Không chỉ thế, người dùng còn có thể xóa dữ liệu từ xa khi thiết bị làm việc của mình rơi vào tay người khác. Hệ thống cũng thực hiện hoạt động sao lưu dữ liệu thường xuyên, giám sát 24/7 để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ tấn công từ bên ngoài.

2/ Tối ưu hiệu quả sử dụng dữ liệu bằng công nghệ mới 

55% nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành CNTT được khảo sát cho biết, hiện đại hóa dữ liệu là lý do họ chọn nền tảng điện toán đám mây.

Hiện đại hóa dữ liệu được hiểu đơn giản là thay đổi hình thức lưu trữ dữ liệu, từ phương pháp truyền thống sang nền tảng công nghệ đám mây. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tận dụng dữ liệu để phân tích, dự đoán những thông tin cần thiết như chi phí hay nhu cầu, lượng mua của khách hàng trong tương lai.

3/ Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu suất vận hành

Ứng dụng Điện toán đám mây cũng chính là số hóa cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Thay vì tốn kém nhiều chi phí để đầu tư cơ sở hạ tầng vật lý đắt tiền (phần cứng, lắp đặt hệ thống,...), doanh nghiệp chỉ cần đưa tất cả tài nguyên lên hệ thống Internet. Không chỉ thế, công nghệ này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng. Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ đã cắt giảm 91% mức sử dụng điện năng khi chuyển 17.000 người dùng của họ từ máy chủ vật lý sang hệ thống sử dụng Điện toán đám mây.

Điện toán đám mây cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tăng hiệu suất của các nhân sự và phòng ban. Mạng đám mây tạo ra một trung tâm cơ sở dữ liệu để tất cả những người được phân quyền đều có thể truy cập. Ngoài ra, với hệ thống sử dụng điện toán đám mây, người dùng dễ dàng truy cập cơ sở dữ liệu của công ty mọi lúc, mọi nơi, thay vì phải sử dụng máy chủ vật lý cồng kềnh, bất tiện.

Với doanh nghiệp Việt Nam, đâu là động lực?

Hiện nay, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước tính đạt 40 tỷ đô trong năm 2025. Trong đó, từ năm 2010 đến 2016, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, đạt 64.4%. Dưới đây là hai nguyên nhân chính thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng bắt kịp xu hướng điện toán đám mây trên thế giới.

1/ Tăng khả năng cạnh tranh 

Trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao về mọi mặt, doanh nghiệp cần làm gì để cắt giảm chi phí, tự động hóa sản xuất, tinh gọn và tối ưu bộ máy vận hành,…? Hiện đại hóa CNTT, ứng dụng điện toán đám mây là câu trả lời.

2/ Thuận tiện làm việc với đối tác quốc tế

Ứng dụng các nền tảng đám mây đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về công nghệ và bảo vệ dữ liệu (HIP, GDPR, ISO27001,...) là yếu tố cần thiết khi doanh nghiệp Việt bắt tay với đối tác quốc tế. Khi hệ thống CNTT của doanh nghiệp Việt Nam, quá trình hợp tác, làm việc sẽ diễn ra thuận lợi, bảo mật hơn.

Với những lợi ích thiết thực và rõ ràng, chúng ta có thể tin rằng việc chuyển đổi lên đám mây sẽ là xu hướng được các doanh nghiệp áp dụng trong tương lai gần để thúc đẩy hiệu quả hoạt động.

Tại Việt Nam, Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) là Top 1 nhà tư vấn và triển khai các giải pháp Chuyển đổi số, Bảo mật và Điện toán đám mây cho tổ chức và doanh nghiệp. CMC TS hiện là đối tác cao cấp tại thị trường Việt Nam của Microsoft, Amazon Web Services, Salesforce,... CMC TS có đầy đủ năng lực triển khai các giải pháp, dịch vụ Cloud của Microsoft Azure, AWS,…
44 bầu chọn / Điểm: 0