Chuyển tới nội dung

Những vai trò của giải pháp ERP đối với doanh nghiệp

06-12-2018
Hệ thống – phần mềm ERP cho phép người dùng (doanh nghiệp) thực hiện lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin, quy trình làm việc của mình một cách thống nhất, chính xác. Thông qua việc triển khai ERP, doanh nghiệp có được lợi thế hơn hẳn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thi trường với khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp.

Giải pháp quản trị tổng thể ERP hiện đang trở thành xu hướng và mục tiêu mà mọi doanh nghiệp mong muốn hướng đến nhằm tối ưu hóa năng lực làm việc của đội ngũ người lao động cũng như mang đến những lợi ích lâu dài, toàn diện cho chính doanh nghiệp. Nắm bắt nhu cầu này mà thời gian qua, CMC TS đã tiến hành nghiên cứu và phát triển thành công hệ thống – phần mềm ERP cho phép người dùng (doanh nghiệp) thực hiện lưu trữ và quản lý toàn bộ thông tin, quy trình làm việc của mình một cách thống nhất, chính xác. Thông qua việc triển khai ERP, doanh nghiệp có được lợi thế hơn hẳn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thi trường với khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp.
 
Như đã nói ở trên, hệ thống giải pháp ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở qui mô vừa và nhỏ bởi lẽ CMC TS đã chú trọng tích hợp các tính năng ưu việt nhất để ERP có thể xử lý nhanh chóng, chính xác cùng lúc nhiều yêu cầu khác nhau như: quản lý thông tin, tra cứu dữ liệu, thực hiện các công việc thuộc chuyên môn như kế toán – tài chính, kho bãi, kiểm soát chất lượng sản phẩm, báo cáo tồn kho, tình trạng giao nhận hàng hóa… Tất cả những tính năng này mang lại khả năng đảm bảo hiệu suất làm việc tối đa đối với người lao động và giúp doanh nghiệp giảm thiểu thấp nhất các chi phí dành cho nhân sự, quản lý, điều hành nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản suất – kinh doanh.


ERP còn được biết đến là giải pháp có khả năng đưa ra các dự báo về thị trường trên cơ sở thu thập báo cáo và phân tích dữ liệu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất hoặc chiến lược phát triển cho phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Việc quản lý thông tin một cách có hệ thống ngày từ quá trình lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch cho đến khi triển khai, đánh giá, kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng đều được thực hiện trên duy nhất một phần mềm ERP giúp nhà điều hành có được tầm nhìn tổng thể để định hướng công việc một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, ERP còn cho phép các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau theo hướng chuyên môn hóa và chặt chẽ nhất nhằm thúc đẩng năng suất lao động và hiệu quả công việc, đặc biệt là giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình quản lý, vận hành.

33 bầu chọn / Điểm: 0